Kết quả tìm kiếm cho "chăm sóc sốt xuất huyết Dengue"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 35
Ngành Y tế An Giang đã tích cực ứng dụng hiệu quả những thành tựu khoa học - công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe Nhân dân, hướng tới một hệ thống y tế thông minh, hiện đại và công bằng.
Chiều 30/12, BS.CKII Ngô Hữu Trí, Phó Giám đốc Bệnh viện Sản - Nhi An Giang cho biết, sau hơn 3 tuần, các y, bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực (ICU) Bệnh viện Sản - Nhi An Giang đã cứu sống bé gái bị sốc sốt xuất huyết nặng, có tổn thương đa cơ quan.
Ngày 16/11, Bệnh viện Đa khoa Khu vực tỉnh (TP. Châu Đốc) tổ chức Hội nghị khoa học - công nghệ thường niên năm 2024, với sự tham dự của đông đảo các chuyên gia, bác sĩ tại các bệnh viện trong, ngoài tỉnh và cán bộ, y, bác sĩ, nhân viên bệnh viện.
Bệnh viện Sản - Nhi An Giang là bệnh viện chuyên khoa hạng II, tuyến chuyên môn cao nhất về khám, chữa bệnh (KCB) trong lĩnh vực sản phụ khoa và nhi khoa của tỉnh, mang trọng trách chăm sóc sức khỏe cho 2 đối tượng dễ tổn thương nhất trong xã hội (phụ nữ và trẻ em).
Trong tháng 7 và những ngày đầu tháng 8, nhiều bệnh viện tại các địa phương đã tiếp nhận những ca sốt xuất huyết Dengue nặng, diễn biến phức tạp với nhiều dấu hiệu cảnh báo và nguy cơ tử vong cao.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, điều khác biệt trong mùa sốt xuất huyết năm nay là khu vực ngoại thành như Hoài Đức, Đan Phượng, Phúc Thọ,… và các địa phương như Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình,… có vẻ như xảy ra sớm và nặng hơn mọi năm.
Sáng 22/6, Bệnh viện Sản- Nhi An Giang tổ chức tập huấn cập nhật chẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh sốt xuất huyết Dengue, tay- chân- miệng, sởi ở trẻ em.
Sở Y tế An Giang cho biết, hiện số ca bệnh sốt xuất huyết (SXH) giảm 66% so cùng kỳ, nhưng bệnh tay - chân - miệng (TCM) tăng 64% so cùng kỳ 2023 và nằm trong đường dự báo dịch. Tuy nhiên, mùa mưa đang đến, nguy cơ bùng phát dịch SXH rất cao, chuyển tuýp huyết thanh từ D1 sang D2 (dengue 2), dự báo dịch tăng thời gian tới... Do đó, ngành chức năng và người dân cần xử lý tốt ổ dịch, truyền thông phòng, chống dịch, giám sát, thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng...
Quan niệm sai lầm "hết sốt là hết bệnh" khiến nhiều người mắc sốt xuất huyết gặp nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong.
Khi mắc sốt xuất huyết, giai đoạn từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 mắc bệnh là thời kỳ nguy hiểm nhất, bệnh nhân dễ rơi vào sốc, mất máu, hạ tiểu cầu...
“Các địa phương phải nêu cao ý thức phòng, chống dịch, tăng cường các biện pháp vệ sinh, khử khuẩn, diệt lăng quăng… không để xảy ra “dịch chồng dịch”. Nếu không triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh quyết liệt hơn, nguy cơ dịch bệnh lây lan và bùng phát là rất cao” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước nhấn mạnh.
Sốt xuất huyết năm nay đang diễn biến phức tạp với số ca nhiễm tăng cao, gặp biến chứng nặng nề. Có trường hợp nhập viện chỉ thời gian ngắn đã có những diễn biến nguy kịch về sức khỏe, suy đa tạng.